Sky EducationSky Education
  • Giới thiệu
  • Giáo Viên
  • Lịch học
    • Khối 6
    • Khối 7
    • Khối 8
    • Khối 9
    • Khối Cấp 3
    • Khối Tiểu Học
  • Học viên
  • Sự kiện
  • Tin Tức
  • Liên hệ
  • Giới thiệu
  • Giáo Viên
  • Lịch học
    • Khối 6
    • Khối 7
    • Khối 8
    • Khối 9
    • Khối Cấp 3
    • Khối Tiểu Học
  • Học viên
  • Sự kiện
  • Tin Tức
  • Liên hệ

Tin Giáo Dục

  • Home
  • Tin Giáo Dục
  • Posted by Nguyễn Thuý
  • Categories Tin Giáo Dục
  • Date 28/12/2018
  • Comments 0 comment
giao duc

Các môn học theo chương trình mới sẽ được phân chia thành 2 loại: Môn học, hoạt động bắt buộc và môn học tự chọn.

Chiều 27/12/2018, Bộ GD&ĐT đã công bố Chương trình giáo dục phổ thông mới, gồm Chương trình tổng thể và 27 chương trình môn học, hoạt động giáo dục.

Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kì vọng.

Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ giảm số môn học và hoạt động giáo dục; giảm số tiết học; giảm kiến thức kinh viện; tăng cường dạy học phân hóa – tự chọn; thực hiện phương pháp dạy học mới; đổi mới đánh giá kết quả giáo dục.

Chương trình cũng phân biệt rõ hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).

Công bố chương trình Giáo dục phổ thông mới, giảm đến 315 giờ học - Ảnh 1.

Bộ GD&ĐT họp báo công bố Chương trình giáo dục phổ thông mới

Cấp Tiểu học

– 11 môn học bắt buộc gồm: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục lối sống, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật.

– Môn học tự chọn là Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 1 (đối với lớp 1 và 2).

– Ở bậc học này xuất hiện môn học mới là Tin học và Công nghệ.

– Thời lượng 2 buổi/ngày, mỗi ngày không quá 7 tiết học, mỗi tiết 35 phút.

Cấp THCS

– 12 môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học Tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật.

– 2 môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

– Môn Tin học trở thành bắt buộc (khác với trước đây là tự chọn).

– Thời lượng 1 buổi/ngày, mỗi ngày không quá 5 tiết học, mỗi tiết 45 phút, giảm 53,5 giờ so với trước đây.

Giáo dục cấp THPT

– 7 các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương.

– 5 môn học được lựa chọn từ 3 nhóm môn học: theo nhóm Khoa học Xã hội (gồm các môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý), nhóm Khoa học Tự nhiên (gồm các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học), nhóm Công nghệ và Nghệ thuật (gồm Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật).

– 2 môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

– Thời lượng 1 buổi/ngày, mỗi ngày không quá 5 tiết học, mỗi tiết 45 phút, giảm mạnh, từ 262  giờ (ban Cơ bản) đến 315 giờ (ban A, C) so với trước đây.

– Như vậy, ngoài 5 môn bắt buộc, học sinh THPT phải chọn tối thiểu 5 môn khác của nhóm môn được lựa chọn.

Như vậy, về thời lượng tiết học, ở Tiểu học, học sinh học 2.838 giờ. Ở THCS, học sinh học 3.070 giờ. Cấp THPT, học sinh học 2.284 giờ, trong khi chương trình hiện hành, học sinh ban cơ bản học tới 2.546 giờ.

Chương trình Giáo dục phổ thông mới đáp ứng nhiệm vụ nêu tại Nghị quyết số 29-NQ/TW: “Xây dựng và chuẩn hóa nội dung giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại, tinh gọn, bảo đảm chất lượng, tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên; giảm số môn học bắt buộc; tăng môn học, chủ đề và hoạt động giáo dục tự chọn”.

Thực hiện mục tiêu “phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng”, nội dung giáo dục được xây dựng theo hướng tích hợp ở các cấp học dưới và phân hóa theo định hướng nghề nghiệp ở cấp học trên để tạo thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động dạy học gắn với thực tiễn, qua đó phát triển năng lực học sinh.

Lộ trình thực hiện và áp dụng Chương trình Giáo dục phổ thông mới như sau:

Năm học 2020-2021 đối với lớp 1;

Năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6;

Năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10;

Năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11;

Năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, cho biết: Mục tiêu giáo dục phổ thông là phải góp phần chuyển nền giáo duc nặng về kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất người học. Chương trình theo định hướng trang bị kiến thức thì khi xây dựng bắt đầu ngay các nội dung dạy học, còn chương trình theo định hướng phát triển năng lực người học thì đầu tiên phải xác định mục tiêu giáo dục. Học sinh học xong sẽ trả lời được câu hỏi cần làm gì, sẽ làm gì?

 

 

 

 

 

Tag:cấp 3, chương trình mới, giáo dục, THPT

  • Share:
Nguyễn Thuý

Previous post

Phân vùng kiến thức thi THPT Quốc gia 2019 môn Tiếng Anh
28/12/2018

Next post

Hơn 50% học sinh không có động lực học tập
18/01/2019

You may also like

  • tang-toc-luyen-thi-vao-lop-10
    Kinh nghiệm chọn trường cấp 3 cho con
    28 Tháng Hai, 2019
  • h1
    9 điều đơn giản để có một bài thi đạt kết quả tốt nhất
    18 Tháng Hai, 2019
  • sinh-vien-mat-phuong-huong
    Hơn 50% học sinh không có động lực học tập
    18 Tháng Một, 2019

Leave A Reply Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm Kiếm

Chuyên mục

  • blog
  • Thi vào lớp 10
  • Thi vào lớp 6
  • Tin Giáo Dục
  • Tin Giáo Dục
  • Tuyển sinh

Trung tâm Bồi dưỡng Văn hóa Sky

logo-eduma-the-best-lms-wordpress-theme

088 816 35 99

02438642888

info@sky.edu.vn

Số nhà 29, ngõ 23 Đỗ Quang, Cầu Giấy, Hà Nội

Sky Education thiết kế bởi thietkeweb5ngay.com